Xã hội học Chiêm tinh và khoa học

Năm 1953, nhà xã hội học Theodor W. Adorno tiến hành một nghiên cứu về mục chiêm tinh trên một tờ báo Los Angeles như là một phần của dự án nghiên cứu văn hóa đại chúng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.[46]:326 Adorno tin rằng chiêm tinh phổ biến như một công cụ luôn dẫn dắt tới các tuyên bố phù hợp đáng được khích lệ—và các nhà chiêm tinh học, những người đi ngược lại với tuyên bố không khích lệ thể hiện trong công việc v.v—gặp nguy cơ bị mất việc.[46]:327 Adorno kết luận chiêm tinh học là một biểu hiện quy mô lớn của hệ thống phi lý hóa, mà nó nhìn chung lại tâng bốc và làm cho cá nhân mơ hồ, khiến họ tin rằng tác giả đang hướng dẫn họ một cách trực tiếp.[47] Adorno đưa ra sự so sánh với thành ngữ "opium of the people", viết bởi Karl Marx bằng một bình luận “thuyết huyền bí chính là siêu hình của rượu.”[46]:329

Cân bằng sai lầm là nơi mà một điểm nhìn sai lệch, không được chấp nhận hoặc bị giả mạo đi cùng với các điểm nhìn hợp lý trong các báo cáo truyền thông và TV và kết quả cân bằng sai lầm chỉ ra rằng “có hai vế cân bằng của một câu chuyện khi mà không có sự rõ ràng”.[48] Trong một chương trình của đài BBC, Wonders of the Solar System, nhà vật lý Brian Cox đã nói “mặc dù sự thật chiêm tinh học là một mớ rác rưởi, thì Sao Mộc vẫn, trong thực tế, tác động lên hành tinh của chúng ta. Và thông qua một lực... chính là Trọng lực”. Điều này làm phiền lòng những người tin tưởng vào chiêm tinh học và họ phàn nàn rằng chẳng có nhà chiêm tinh học nào cung cấp những điểm nhìn tương đối cả. Sau những phàn nàn của những người tin tưởng vào chiêm tinh học, Cox đưa ra tuyên bố trên kênh BBC: “Tôi xin lỗi cộng đồng chiêm tinh học vì đã không làm rõ ý của mình. Tôi đáng lẽ phải nói rằng trong thời đại mới này những chuyện vô vị mới là thức phá hoại cấu trúc của nền văn minh chúng ta”.[48] Trong chương trình Stargazing Live, Cox bình luận sâu hơn khi nói rằng: “Nếu bạn quan tâm tới sự cân bằng trên BBC, thì vâng, chiêm tinh học là vô nghĩa”.[49] Trên một phiên bản của tạp trí y tế BMJ, biên tập viên Trevor Jackson trích dẫn sự việc này là nơi biểu hiện của cân bằng sai lầm.[48]

Các nghiên cứu và thăm dò cho thấy rằng niềm tin vào chiêm tinh học ở các nước phương Tây cao hơn so với dự kiến.[9] Năm 2012, trong một cuộc thăm dò có 42% người Mỹ nói rằng họ nghĩ rằng chiêm tinh ít nhất có phần nào đó là khoa học.[50]:7/25 Niềm tin này giảm dần theo học thức và học thức liên quan chặt chẽ với mức độ kiến thức khoa học.[9]:345

Một số báo cáo về mức độ niềm tin là do sự nhầm lẫn giữa chiêm tinh học và thiên văn học (một nghiên cứu khoa học về các thiên thể). Sự giống nhau của hai từ này phụ thuộc vào ngôn ngữ.[9]:344, 346 Một miêu tả đơn giản về chiêm tinh học trong một thăm dò năm 1992 như “ảnh hưởng huyền bí của các ngôi sao, các hành tinh, vân vân lên con người” không cho thấy nhận xét chung của công chúng về việc chiêm tinh học có phải là khoa học hay không. Điều này một phần là do sự ngầm hiểu của đa số công chúng cho rằng bất cứ từ nào kết thúc với đuôi "ology" đều là một lĩnh vực kiến thức chính thống.[9]:346 Trong Eurobarometers 224 và 225 thực hiện năm 2004, một cuộc điều tra riêng lẻ được diễn ra về sự nhầm lẫn ngôn ngữ. Trong cuộc thăm dò, từ “astrology” (chiêm tinh học) đã được sử dụng, mặt khác từ “horoscope” (tử vi) cũng xuất hiện.[9]:349 Niềm tin rằng chiêm tinh học có ít nhất một phần là khoa học lên tới 76%, nhưng niềm tin rằng tử vi có ít nhất một phần là khoa học chỉ đạt 43%. Đặc biệt, niềm tin chiêm tinh học rất khoa học là 26% trong khi đó chỉ số này với tử vi là 7%.[9]:352 Điều này chỉ ra rằng mức độ ủng hộ cho chiêm tinh học tại EU thực sự do sự nhầm lẫn về thuật ngữ.[9]:362

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiêm tinh và khoa học http://astrology-and-science.com/ http://www.badastronomy.com/bad/misc/astrology.htm... http://www.beliefnet.com/story/63/story_6346_1.htm... http://www.nature.com/nature/journal/v467/n7319/fu... http://scx.sagepub.com/content/early/2010/12/04/10... http://www.sixtysymbols.com/videos/declination.htm http://journal.telospress.com/content/1974/19/13.s... http://www.theguardian.com/science/the-lay-scienti... http://www.washingtonpost.com/wp-srv/aponline/2001... http://adsabs.harvard.edu/abs/1985Natur.318..419C